CÁC HỒ SƠ, THỦ TỤC MÔI TRƯỜNG CƠ SỞ Y TẾ
1. Trước xây dựng:
– Đánh giá tác động môi trường hoặc Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ môi trường đầu tiên cơ sở Y Tế cần phải có, được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư.
Chi tiết: Đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường.
– Xây dựng hệ thống xử lý nước thải: đạt quy chuẩn của QCVN 28/2010/BTNMT
Chi tiết: Phương pháp xử lý nước thải Y Tế
– Bố trí và xây dựng khu vực chứa chất thải Y Tế
2. Gần hoạt động.
– Giấy phép xả thải: Tất cả các cơ sở Y Tế có hoạt động thải nước thải đều phải làm hồ sơ cấp giấy phép xả thải vào nguồn nước.
Hồ sơ được thực hiện khi cơ sở đã cho xây dựng hệ thống xử lý nước thải và có thỏa thuận đấu nối vào hệ thống thoát nước của thành phố. Đây là điều kiện cần để cơ sở xả nước thải ra cống thoát nước của Thành phố một cách hợp pháp.
Chi tiết: Giấy phép xả thải
– Sổ chủ nguồn thải: Áp dụng đối với cơ sở phát sinh lượng chất thải nguy hại lớn hơn 600 kg/năm.
Chi tiết: Sổ chủ nguồn thải
3. Sau hoạt động
– Đề án bảo vệ môi trường: là 1 hồ sơ môi trường mà các cơ sở Y Tế đã đi vào hoạt động trước ngày 01/04/2015 mà chưa có quyết định phê duyệt ĐTM hay KH BVMT phải thực hiện.
Chi tiết: Đề án bảo vệ môi trường
– Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ: Thực hiện khi cơ sở đã đi vào hoạt động với tần suất báo cáo là 2 lần/năm. Báo cáo kết quả quan trắc môi trường được thực hiện theo biểu mẫu 1A, thông tư 43/2015/TT-BTNMT – gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường và thực hiện theo phụ lục 1, thông tư 31/2013/TT-BYT – gửi về Sở Y tế.
Chi tiết: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường
– Báo cáo quản lý chất thải Y Tế: bao gồm cả báo cáo quản lý chất thải nguy hại sẽ được lập mỗi năm 1 lần và nộp cho cả Sở Y Tế và Sở Tài Nguyên Môi Trường (kể cả cơ sở phát sinh chất thải dưới 600 kg/năm).
– Báo cáo xả thải: Tất cả các cơ sở y tế phát sinh nước thải đều phải lập báo cáo xả thải vào nguồn nước. Báo cáo được thực hiện theo mẫu số 36, thông tư 27/2014/TT-BTNMT với tần suất báo cáo là 1 năm/lần.