Slogan

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA LÒ MỔ GIA SÚC - GIA CẦM

   Ngày nay, đời sống người dân được cải thiện nên nhu cầu tiêu thụ thịt gia súc - gia cầm ở nước ta ngày càng tăng cao, kéo theo đó là sự gia tăng về số lượng của các lò giết mổ  để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Một vấn đề đáng chú ý là nước thải từ các lò mổ này nếu không được xử lý mà được xả trực tiếp ra môi trường thì sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Bởi vì đặc trưng của nước thải loại này chứa rất nhiều chất hữu cơ như: máu động vật, lông, phân, nội tạng và các chất tẩy rửa... Các chất hữu cơ này khi phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, hàm lượng Nito và Photpho cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng cho nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh. 
   Tuy nhiên, ở nước ta các lò mổ còn nhỏ lẻ, nằm rải rác nên công tác bảo vệ môi trường còn chưa được quan tâm, gây hậu quả môi trường nghiêm trọng cho các khu dân cư quanh khu vực. Chính vì vây vấn đề môi trường là xử lý nước thải của quá trình giết mổ gây ra đang được các chủ xưởng, dư luận và các nhà làm công tác môi trường rất mực quan tâm.
Đề xuất Hệ thống xử lý nước thải lò giết mổ gia súc - gia cầm.
Nguồn gốc của nước thải:
  • Nước thải từ quá trình tắm rửa cho gia súc.
  • Rơi vãi máu từ động vật bị giết thịt.
  • Nước thài từ quá trình cạo lông và rửa thịt...
  • Nước thải từ quá trình vệ sinh thiết bị, dụng cụ và rửa sàn .
  • Nước thải từ sinh hoạt của công nhân.
Tính chất của nước thải.
Huyết được thu gom như 1 sản phẩm phụ,thành phần khác như phân, nước tiểu, lông, nước mổ...sẽ được đưa vào nước thải. Vì vậy, nước thải của giết mổ chứa chất béo, màng nhầy, dầu mỡ, lông, máu, bụi bẩn với tải trọng ô nhiểm cao
Nước thải của các cơ sở giết mổ  có nồng độ chất rắn cao, BOD và COD khá cao và luôn chứa hàm lượng chất hữu cơ bao gồm hợp chất của cacbon, nito, photpho. Các hợp chất này làm tăng độ phì của nước đồng thời dễ bị phân huỷ bởi các vi sinh vật, gây mùi hôi thối làm ô nhiễm nguồn nước.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải nhà máy giết mổ gia súc - gia cầm.
STT Thông số Đơn vị Nồng độ QCVN 40/2011 BTNMT
Cột A Cột B
1 pH 6,5 - 8,5 6 - 9 5,5 - 9
2 BOD mg/l 1500 - 2000 30 50
3 COD mg/l 2500 - 3000 75 150
4 SS mg/l 150 - 300 50 100
5 Dầu mỡ mg/l 100 - 300 10 20
6 Độ màu Pt/Co 200 - 300 50 150
7 Tổng Nito mg/l 30 - 50 20 40
8 Tổng Photpho mg/l 10 - 20 4 6
9 Tổng Coliforms MPN/100ml 104 - 105 3000 5000

Cơ sở lựa chọn hệ thống xử lý nước thải.
Các phương pháp dây chuyền công nghệ và các công trình xử lý nước thải phải được lựa chọn trên các cơ sở như sau:
  • Quy mô (công suất) và đặc điểm đối tượng nước thải.
  • Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải và khả năng tự làm sạch của nó.
  • Mức độ và các giai đoạn xử lý nước thải cần thiết.
  • Điều kiện tự nhiên khu vực: đặc điểm khí hậu, thời tiết, địa hình, địa chất thủy văn.
  • Điều kiện cung cấp nguyên vật liệu để xử lý nước thải tại địa phương.
  • Khả năng sử dụng nước thải cho các mục đích kinh tế tại địa phương (nuôi cá, tưới ruộng, giữ mực nước tạo cảnh quan đô thị…)
  • Diện tích và vị trí đất đai để xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
  • Nguồn tài chính và các điều kiện kinh tế khác.
Đề xuất dây chuyền công nghệ xử lý nước thải.
   Dựa vào tính chất nước thải của lò giết mổ có hàm lượng chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng như Nito Photpho cao và không có các chất độc hại nên rất thích hợp để sử dụng phương pháp sinh học.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải lò giết mổ gia súc - gia cầm
Sơ đồ dây chuyền hệ thống xử lý nước thải lò giết mổ.
 
Thuyết minh sơ đồ.
   Nước thải từ các nguồn thải qua hệ thống cống được bố trí song chắn rác để loại bỏ các loại rác thô có kích thước lớn (tránh làm ảnh hưởng đến sự vận hành của các công trình phía sau) được đưa vào bể lắng cát.
   Bể lắng cát có nhiệm vụ loại bỏ cát, xi, các loại sỏi, đá nhỏ mà song chắn rác không giữ lại được nhằm hạn chế ma sát làm mài mòn các thiết bị cơ khí, lắng cặn ở đường ống dẫn, làm giảm thể tích hữu dụng của các bể xử lý trong hệ thống.
   Nước thải từ bể lắng cát được bơm sang bể tuyển nổi,tại đây SS và dầu mỡ sẽ được xử lý trong cùng 1 công trình.
   Nước thải được bơm vào điều hòa để điều lưu lượng nước thải ổn định nhằm đảm bảo các công trình phía sau làm việc ổn định và đạt hiệu quả cao. Tại bể điều hòa được sục khí để ổn định tải lượng các chất ô nhiễm, tránh xẩy ra hiện tượng phân giải kị khí các chất hữu cơ gây mùi khó chịu.Hệ thống thổi khí tại bể điều hòa giúp tách một phần dầu mỡ và đưa lên bề mặt. Số dầu mỡ này sẽ được vớt đi bằng hệ thống thu gom trên bề mặt bể.
  Nước thải từ bể điều hòa được bơm vào cụm bể AAO. Công nghệ xử lý này cũng gồm ba bậc kị khí - thiếu khí - hiếu khí. Nước thải đi vào bậc xử lý kị khí, ở đây xảy ra quá trình khử Photpho sinh học, nước thải sau khi qua bậc kỵ khí được dẫn đến bậc xử lý thiếu khí, ở bậc này xảy ra quá trình khử Nitrat và sau đó nước thải được đưa sang bậc hiếu khí để thực hiện quá trình khử các chất bẩn hữu cơ, rồi tiếp đến là bể lắng thứ cấp để làm sạch nước thải. 
   Cuối cùng  nước thải sẽ tự chảy qua bể khử trùng nhằm tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trước khi thải ra ngoài môi trường.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đáp ứng nhu cầu phù hợp nhất cho quý khách:
Hotline 098.754.6627 0988.26.36.38

CÔNG TY CP TƯ VẤN MÔI TRƯỜNG XD & THƯƠNG MẠI GREEN

VPĐD: DV5, E14, khu B, Yên Nghĩa, Hà Đông, thành phố Hà Nội

Email: moitruongxaydunggreen@gmail.com

Website: http://moitruonggreen.com

Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
0888246345
  • Tư vấn 1
    098.754.6627
  • Mr Tiến Quyền
    0988263638
  • Mr. Linh
    08.88.246.345
  • Ms. Ngọc Ánh
    0359650213
  • Ms Thiên Trang
moi truong green -->