Hiệu ứng nhà kính
Khái niệm hiệu ứng nhà kính.
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Hiệu ứng nhà kính trong tự nhiên.
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ. Năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất chủ yếu dưới dạng ánh sáng nhìn thấy được (thường là các tia sóng có bước sóng ngắn) nên dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Khoảng 30% năng lượng đó phản xạ và quay trở lại ngay lập tức vào vũ trụ và 70% năng lượng còn lại xuyên qua bầu khí quyển xuống trái đất. Do trái đất lạnh hơn rất nhiều so với mặt trời nên trái đất không bức xạ năng lượng nhận được từ mặt trời trở lại vũ trụ dưới dạng ánh sáng nhìn thấy mà dưới dạng bức xạ hồng ngoại (thường có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng mặt trời). Bức xạ hồng ngoại không thể xuyên thẳng qua không khí giống như ánh sáng nhìn thấy mà nó di chuyển ra khỏi bề mặt của trái đất nhờ dòng không khí và cuối cùng thoát ra vũ trụ từ tầng khí nhà kính. Tuy nhiên, tầng khí nhà kính trong khí quyển (bao gồm hơi nước, khí CO2, ô zôn, CH4, N2O, Halocarbons và các khí công nghiệp khác) sẽ ngăn chặn bức xạ nhiệt của trái đất vào vũ trụ nên một phần năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ được giữ lại trong bầu khí quyển để làm ấm trái đất; một phần bức xạ sẽ đi qua lớp khí nhà kính này vào vũ trụ. Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng đến và năng lượng đi đã dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Nhờ có hiện tượng hiệu ứng nhà kính này mà nhiệt độ trái đất được giữ ở mức trung bình khoảng 150C, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật tồn tại và phát triển.
Hiệu ứng nhà kính nhân tạo.
Nồng độ các khí nhà kính tự nhiên được duy trì ổn định trong suốt hàng triệu năm qua, tuy nhiên trong vài thế kỷ trở lại đây, do sự phát triển của CNH, lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch cao trong các phương tiện vận tải... mà lượng khí thải xả ra môi trường ngày càng lớn. Do đó làm gia tăng các khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính xẩy ra nhanh hơn.
Tác động của HUNK:
Hiệu ứng nhà kính là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.
Hiệu ứng nhà kính trong tự nhiên.
Nhiệt độ bề mặt trái đất được tạo nên do sự cân bằng giữa năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất và năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ. Năng lượng mặt trời đến bề mặt trái đất chủ yếu dưới dạng ánh sáng nhìn thấy được (thường là các tia sóng có bước sóng ngắn) nên dễ dàng xuyên qua cửa sổ khí quyển. Khoảng 30% năng lượng đó phản xạ và quay trở lại ngay lập tức vào vũ trụ và 70% năng lượng còn lại xuyên qua bầu khí quyển xuống trái đất. Do trái đất lạnh hơn rất nhiều so với mặt trời nên trái đất không bức xạ năng lượng nhận được từ mặt trời trở lại vũ trụ dưới dạng ánh sáng nhìn thấy mà dưới dạng bức xạ hồng ngoại (thường có bước sóng dài hơn bước sóng ánh sáng mặt trời). Bức xạ hồng ngoại không thể xuyên thẳng qua không khí giống như ánh sáng nhìn thấy mà nó di chuyển ra khỏi bề mặt của trái đất nhờ dòng không khí và cuối cùng thoát ra vũ trụ từ tầng khí nhà kính. Tuy nhiên, tầng khí nhà kính trong khí quyển (bao gồm hơi nước, khí CO2, ô zôn, CH4, N2O, Halocarbons và các khí công nghiệp khác) sẽ ngăn chặn bức xạ nhiệt của trái đất vào vũ trụ nên một phần năng lượng bức xạ của trái đất vào vũ trụ được giữ lại trong bầu khí quyển để làm ấm trái đất; một phần bức xạ sẽ đi qua lớp khí nhà kính này vào vũ trụ. Kết quả của sự trao đổi không cân bằng về năng lượng đến và năng lượng đi đã dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất. Nhờ có hiện tượng hiệu ứng nhà kính này mà nhiệt độ trái đất được giữ ở mức trung bình khoảng 150C, tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật tồn tại và phát triển.
Hiệu ứng nhà kính nhân tạo.
Nồng độ các khí nhà kính tự nhiên được duy trì ổn định trong suốt hàng triệu năm qua, tuy nhiên trong vài thế kỷ trở lại đây, do sự phát triển của CNH, lượng sử dụng nhiên liệu hóa thạch cao trong các phương tiện vận tải... mà lượng khí thải xả ra môi trường ngày càng lớn. Do đó làm gia tăng các khí nhà kính, hiệu ứng nhà kính xẩy ra nhanh hơn.
Tác động của HUNK:
- Hậu quả của hiệu ứng nhà kính rất nghiêm trọng. Trước hết là làm cho sinh thái biến đổi lớn, xa mạc ngày càng mở rộng, đất đai bị xói mòn, rừng càng lùi thêm về vùng cực, hạn hán nặng, lượng mưa tăng thêm 7 - 11%. Mùa đông càng ẩm, mùa hè càng khô. Vùng nhiệt đới càng ẩm ướt, vùng khô á nhiệt đới càng hạn, khiến cho các công trình thủy lợi phải điều chỉnh lại. Khu vực ven biển sẽ bị thiên tai đe dọa khủng khiếp. Vì nhiệt độ tăng lên, những tảng băng ở vùng cực sẽ tan chảy làm cho mặt biển tăng cao hơn 1 m. Có nhà khoa học cho rằng, vì nhiệt độ tăng lên sẽ làm cho thể tích nước giãn nở, mặt nước biển sẽ dâng cao 0,2 - 1,4 m. Hiện nay có 1/3 dân số thế giới sống ở vùng ven biển, vùng này cũng là nơi phát triển công nông nghiệp, nếu mặt biển dâng cao sẽ tràn ngập nhiều thành phố và bến cảng.
- Trái đất nóng lên đã làm cho toàn thế giới phải quan tâm. Tháng 11/1988, Đại hội Liên hợp quốc đã ra nghị quyết, nêu rõ các khí CO2 vẫn đang tiếp tục tăng, rất có thể làm cho Trái đất nóng lên, mặt biển dâng cao mang lại tai họa cho nhân loại và kêu gọi toàn thế giới cố gắng "bảo vệ khí hậu vì con người hiện nay và mai sau".
- Bởi vậy, khi chúng ta phát triển sản xuất công nghiệp, trước hết cần phải tích cực xử lý ô nhiễm không khí, nghiên cứu công nghệ chuyển hóa CO2 thành chất khác, ngăn chặn các khí metan, halogen, clo, flo... thải vào không khí.
- Bên cạnh đó, phải bảo vệ tốt cây rừng, tích cực trồng cây gây rừng, làm cho CO2 chuyển hóa thành chất dinh dưỡng thông qua tác dụng quang hợp của cây xanh.
- Cuối cùng, bằng mọi cách làm giảm lượng tiêu hóa năng lượng dầu mỏ và than, cố gắng áp dụng năng lượng hạt nhân, năng lượng Mặt trời, năng lượng nước và gió để giảm bớt lượng CO2 thải vào không khí.
Hỗ trợ trực tuyến